Đề 3 | Danh mục | Đào Tạo Lái Xe THÀNH CÔNG

Thời gian còn lại:
Câu hỏi | Đề 3
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
  • Đáp án đúng:
  • Đáp án sai:
  • Kết quả:
  • Chưa trả lời: Tô màu vàng
  • Đáp án sai: Tô màu đỏ
  • Đáp án đúng: Tô màu xanh
Câu 1

Trong các khái niệm dưới đây, “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?

Câu trả lời
Giải thích:

Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.

Câu trước
Câu sau
Câu 2

“Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những đối tượng nào dưới đây?

Câu trả lời
Giải thích:

Người điều khiển phương tiện giao thông bao gồm xe: cơ giới, thô sơ, xe máy chuyên dùng.

Câu trước
Câu sau
Câu 3

Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?

Câu trả lời
Giải thích:

Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu là hành vi bị nghiêm cấm dựa theo Khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008.

Câu trước
Câu sau
Câu 4

Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy có được phép hay không?

Câu trả lời
Giải thích:

Tất cả hành vi buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy là hành động gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng.

Câu trước
Câu sau
Câu 5

Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3,5 tấn; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi

Câu trả lời
Giải thích:

Người đủ trên 18 tuổi được phép điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50cc đến dưới 175cc và các xe ô tô tải từ 4 - 9 chỗ - trọng tải dưới 3.5 tấn theo quy định.

Câu trước
Câu sau
Câu 6

Khi sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, ngoài việc bị thu hồi giấy phép lái xe, chịu trách nhiệm trước pháp luật, người lái xe không được cấp giấy phép lái xe trong thời gian bao nhiêu năm?

Câu trả lời
Giải thích:

Người có hành vi sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, có hành vi gian dối khác để được đổi, cấp lại, cấp mới giấy phép lái xe sẽ bị cơ quan quản lý giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe, hồ sơ gốc và cập nhật dữ liệu quản lý trên hệ thống. Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 5 năm kể từ ngày phát hiện vi phạm. Nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.

Câu trước
Câu sau
Câu 7

Khi muốn chuyển hướng, người lái xe phải thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?

Câu trả lời
Giải thích:

Khi muốn chuyển hướng sang làn đường khác người điều khiển phương tiện phải quan sát gương, giảm tốc độ, ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát an toàn và chuyển hướng. Như vậy mới đảm bảo an toàn cho mình và các phương tiện xung quanh.

Câu trước
Câu sau
Câu 8

Người điểu khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở tối đa 2 người trong những trường hợp nào?

Câu trả lời
Giải thích:

Người điểu khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở tối đa 2 người khi chở người bị bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 14 tuổi và áp tải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Câu trước
Câu sau
Câu 9

Trong các trường hợp dưới đây, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe mô tô cần thực hiện như thế nào?

Câu trả lời
Giải thích:

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe mô tô KHÔNG ĐƯỢC PHÉP sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính). Luôn luôn đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Câu trước
Câu sau
Câu 10

Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại bên phải đường của mình và trước vạch “dừng xe” tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt khi có báo hiệu dừng nào dưới đây?

Câu trả lời
Giải thích:

Tất cả hành động trên đều là cảnh báo bắt buộc các phương tiện phải tuân thủ khi đi đến tuyến đường đường bộ giao nhau với đường sắt.

Câu trước
Câu sau
Câu 11

Khi gặp xe buýt đang đang dừng đón, trả khách, người điều khiển xe mô tô phải xử lý như thế nào dưới đây để đảm bảo an toàn giao thông?

Câu trả lời
Giải thích:

Khi xe buýt đang dừng đón trả khách thì người điều khiển xe mô tô: giảm tốc độ và từ từ vượt qua xe buýt. Không nhất thiết phải dừng lại, nhưng bắt buộc không được tăng tốc vượt ẩu vì rất dễ gây tai nạn.

Câu trước
Câu sau
Câu 12

Khi tránh nhau trên đường hẹp, người lái xe cần phải chú ý những điểm nào để đảm bảo an toàn giao thông?

Câu trả lời
Giải thích:

Cả ý 1 và ý 2 đúng. Ý 3 SAI vì tránh nhau không được bật đèn pha mà phải bật đèn cốt.

Câu trước
Câu sau
Câu 13

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe mô tô hai bánh cần điều khiển tay ga như thế nào trong các trường hợp dưới đây?

Câu trả lời
Giải thích:

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe mô tô hai bánh phải tăng ga từ từ để điều chỉnh tốc độ an toàn và giảm ga thật nhanh nếu thấy không an toàn. Đây là câu hỏi liên quan thực tế, học viên bắt buộc phải nhớ để đi đường sau này.

Câu trước
Câu sau
Câu 14

Biển nào cấm các phương tiện giao thông đường bộ rẽ phải?

Câu trả lời
Giải thích:

Biển 1 là biển cấm phương tiện rẽ phải. Biển 2 là Biển báo cấm phương tiện rẽ phải và quay đầu. Biển 3 là biển báo cấm phương tiện XE Ô TÔ rẽ phải và quay đầu.

Câu trước
Câu sau
Câu 15

Biển nào cấm tất cả các loại xe cơ giới và thô sơ đi lại trên đường, trừ xe ưu tiên theo luật định (nếu đường vẫn cho xe chạy được)?

Câu trả lời
Giải thích:

Biển 1: Biển đường cấm là biển báo giao thông báo đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển 2: Biển báo cấm STOP có ý nghĩa bắt buộc đối với các phương tiện xe cơ giới và phương tiện xe thô sơ kể cả các phương tiện xe cơ giới được ưu tiên theo quy định của nhà nước phải dừng lại trước biển báo này hay trước vạch kẻ ngang đường. Người tham gia giao thông chỉ được phép đi tiếp khi có tín hiệu đèn, cờ hay tín hiệu của người điều khiển giao thông cho phép được đi tiếp.

Câu trước
Câu sau
Câu 16

Gặp biển nào người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ?

Câu trả lời
Giải thích:

Biển 1 là biển cảnh báo dường người đi bộ cắt ngang, bắt buộc các phương tiện phải nhường đường. Biển 2 là biển cấm người đi bộ. Biển 3 là biển báo đường dành cho người đi bộ.

Câu trước
Câu sau
Câu 17

Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt?

Câu trả lời
Giải thích:

Biển 1 là biển báo nguy hiểm giao nhau với đường sắt không có rào chắn. Biển 2 là biển báo giao nhau với đường ưu tiên. Biển 3 là biển báo giao nhau với đường tàu điện.

Câu trước
Câu sau
Câu 18

Biển nào báo hiệu “Đường đôi”?

Câu trả lời
Giải thích:

Biển 1 là biển cảnh báo đường hai chiều. Biển 2 là biển báo giao nhau với đường hai chiều. Biển 3 là biển báo nguy hiểm báo hiệu đường đôi.

Câu trước
Câu sau
Câu 19

Biển nào (đặt trước ngã ba, ngã tư) cho phép xe được rẽ sang hướng khác?

Câu trả lời
Giải thích:

Hai biển báo trên đều thuộc biển báo hiệu lệnh bắt buộc phải thi hành. Biển 1 bắt buộc phải đi thẳng, biển 2 chỉ được phép rẽ trái hoặc phải. Khi gặp biển này, các phương tiện không được phép rẽ sang hướng khác.

Câu trước
Câu sau
Câu 20

Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường?

Câu trả lời
Giải thích:

Biển 1 là biển chỉ dẫn cầu vượt qua đường cho người đi bộ. Biển 2 là biển chỉ dẫn hầm chui qua đường cho người đi bộ

Câu trước
Câu sau
Câu 21

Các vạch dưới đây có tác dụng gì?

Câu trả lời
Giải thích:

Vạch 1: Dạng vạch vàng đơn, đứt nét. Dùng để phân chia các làn đường ngược chiều, không có dải phân cách giữa. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía. Vạch 2: Ý nghĩa tương tự vạch vàng nét đứt, nhưng với nét liền, xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn. Vạch 3: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác. Cả 3 vạch trên đều có chức năng phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau.

Câu trước
Câu sau
Câu 22

Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?

Câu trả lời
Giải thích:

Áp dụng mẹo thi sa hình, những câu hỏi nào có xe con chúng ta sẽ loại trừ đi đáp án đó.

Câu trước
Câu sau
Câu 23

Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Câu trả lời
Giải thích:

Ở hình trên, chúng ta không thấy các tín hiệu về xe ưu tiên, biển báo nên sẽ giải theo quy tắc xe nào bên phải trống xe đó được đi trước.

Câu trước
Câu sau
Câu 24

Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?

Câu trả lời
Giải thích:

Chú ý kỹ đến biển báo chỉ dẫn, chúng ta sẽ thấy xe mô tô (C) đang đi vào làn của xe mô tô và xe ô tô (E) đang đi vào làn của xe mô tô. Các xe khác đi đúng làn đường.

Câu trước
Câu sau
Câu 25

Các xe đi theo thứ tự nào là đúng quy tắc giao thông đường bộ?

Câu trả lời
Giải thích:

Trong sa hình chúng ta sẽ chú ý kỹ đến phần biển báo tam giác ngược màu vàng, đây là biển báo giao nhau với đường ưu tiên nên bắt buộc chúng ta sẽ nhường đường (đi sau cùng). Và kèm theo bên dưới có 1 biển báo phụ, chỉ dẫn ưu tiên nhường đường cho xe rẽ trái. Vì thế xe mô tô sẽ được đi trước xe ô tô, và xe của chúng ta sẽ phải đi sau cùng.

Câu trước
Câu sau
Kết thúc bài thi

© Thiết kế website ITgreen.vn

Gọi Ngay