Kỹ thuật cơ bản cần chú ý khi lái xe ôtô (phần 1) - Đào Tạo Lái Xe THÀNH CÔNGĐào Tạo Lái Xe THÀNH CÔNG

Kỹ thuật cơ bản cần chú ý khi lái xe ôtô (phần 1)

Share Button

Kỹ thuật cơ bản cần chú ý khi lái xe ô tô (phần 1)

– Hiện nay việc sở hữu và lái những chiếc xe ô tô không còn là một điều khó, tuy nhiên bạn đã có đủ tự tin bạn đã hoàn toàn làm chủ được chiếc xe của mình chưa. Ôn lại những kỹ thuật cơ bản khi lái xe ô tô sẽ giúp bạn bảo đảm an toàn cho bạn, người thân và những người khác khi lưu thông trên đường.

1. Điều chỉnh ghế ngồi lái xe và gương chiếu hậu

Tư thế ngồi lái xe có ảnh hưởng đến sức khỏe, thao tác của người lái xe và sự an toàn chuyển động của xe ô tô. Do vậy, cần phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm thước của mỗi người.Việc điều chỉnh ghế lái dịch lên trên hoặc lùi xuống dưới được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh ở dưới gầm ghế (2.26-1)

2(3)
Việc điều chỉnh góc của đệm tựa được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh hoặc xoay núm điều chỉnh ở phía bên trái ghế lái (hình 2.26-2)

Sau điều chỉnh phải đảm bảo những yêu cầu sau: Chân đạp hết hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga mà đầu gối vẫn còn hơi chùng, 2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái, có tư thế ngồi thoải mái, ổn định, 2 tay cầm 2 bên vành vô lăng lái, mắt nhìn thẳng về phía trước, hai chân mở tự nhiên. Ngoài ra người lái xe cần chú ý sử dụng quần áo cho phù hợp để không ảnh hưởng đến các thao tác lái xe.

2. Điều chỉnh gương chiếu hậu

Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái (cả ở phía bên phải và phía bên trái) sao cho có thể quan sát được tình trạng giao thông ở phía sau, phía bên trái và bên phải của xe ôtô (hình 2.28). Cần chú ý việc chỉnh gương trong lúc xe ôtô đang chuyển động là rất nguy hiểm.

3. Cài dây an toàn

Kéo dây an toàn để quàng qua người như hình 2.29.

534(1)

4. Phương Pháp cầm vô lăng lái

Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ô tô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật. Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10)giờ, tay phải nắm vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái (hình 2.30). Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi và dễ thực hiện các thao tác khác. Chú ý: Trong khoảng giới hạn nêu trên, tùy theo góc nghiêng vô lăng lái của từng loại xe
người lái cần lựa chọn vị trí cầm cho phù hợp.

5(1)

Khi muốn cho xe ô tô chuyển sang hướng nào thì phải quay vô lăng lái sang hướng đó (cả tiến lẫn lùi). Mức độ quay vô lăng lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng. Khí xe ô tô đã chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động mới. Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ (hình2.30-1).
Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống dưới (hình 2.31-2); đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ (hình2.31-3). Tay trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (5-6) giờ (hình 2.31-4); đồng thời rời tay lái nắm vào vị trí (9-10) giờ (hình 2.31-5).

6(2)

Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ. Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ, rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ. Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên.

Đăng Khôi (theo: hoclaixe)

Tư vấn

0902808001

các chuyên ngành đào tạo

© Thiết kế website ITgreen.vn