Có được dừng đỗ trên đường cao tốc? - Đào Tạo Lái Xe THÀNH CÔNGĐào Tạo Lái Xe THÀNH CÔNG

Có được dừng đỗ trên đường cao tốc?

Share Button

Có được dừng đỗ trên đường cao tốc?

Lái xe vẫn có thể hoàn toàn được phép dừng đỗ trên đường cao tốc khi đã cho phương tiện ra khỏi phần đường xe chạy.

Lái xe vẫn có thể dừng đỗ trên đường cao tốc nếu tuân thủ đúng luật

Câu hỏi 1:

Trên đường cao tốc, một chiếc xe ôtô con đang lưu thông đúng làn đường và tốc độ cho phép thì người lái xe cảm thấy buồn ngủ. Sau một thời gian chạy tiếp thì lái xe tìm được điểm nghỉ (lề đường – điểm phình ra trên đường phía tay phải) nằm ngoài làn đường xe chạy. Người lái xe dừng xe vào điểm đó và nghỉ ngơi thì bị CSGT thổi phạt với lỗi dừng đỗ trên đường cao tốc.

Lái xe nói rằng trước đó không hề có biển cấm dừng cấm đỗ, thêm nữa luật GTĐB thì vẫn cho phép dừng xe trong trường hợp khẩn cấp miễn là đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy. Hỏi pháp luật xử lý như thế nào trong trường hợp này?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 26 Luật Giao thông đường bộ, người lái xe trên đường cao tốc phải tuân thủ các quy tắc giao thông, trong đó có quy định: Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

Với quy định trên, được hiểu rằng, người lái xe được phép đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy (cụ thể ở đây có thể là lề đường – điểm phình ra trên đường phía tay phải) trong trường hợp khẩn cấp, và trường hợp người lái xe buộc phải dừng xe (chủ yếu do trường hợp bất khả kháng, nguyên nhân khách quan mang lại).

Bên cạnh đó, trong quá trình dừng đỗ, người lái xe phải thực hiện các biện pháp như: đặt biển cảnh báo nguy hiểm, liên hệ đơn vị cứu hộ để giải quyết vụ việc đồng thời đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện khác.

Trong trường hợp nêu trên, nguyên nhân người lái xe dừng xe lề đường là do người lái xe buồn ngủ, nếu tiếp tục lái thì cũng có thể gây ra những nguy hiểm cho người lái xe và người tham gia giao thông khác, thêm nữa, người lái xe đã chủ động đỗ vào phần điểm phình, không làm hạn chế việc lưu thông của xe khác. Vì vậy, việc cảnh sát giao thông tiến hành xử phạt trong trường hợp này là chưa thỏa đáng.

Cũng cần thông tin thêm rằng, theo điểm i, khoản 4 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP, người lái xe có thể bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000VND cho hành vi không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.

Câu hỏi 2:

Trên cầu có 6 làn xe (mỗi bên 3 làn và có dải phân cách cứng ở giữa), trong đó 2 làn phải ngoài cùng (có dải phân cách cứng) dành riêng cho xe máy và xe thô sơ, 4 làn trong dành cho xe cơ giới nhưng trước đó không có biển 412 quy định làn đường dành riêng cho từng loại xe.

Một chiếc xe con đang lưu thông đúng tốc độ ở làn trái ngoài cùng thì gặp chiếc xe tải phía trước đi chậm. Lái xe bật đèn tín hiệu và chuyển sang làn bên phải vượt lên xe tải (không vượt quá tốc độ tối đa cho phép trên biển báo cắm đầu cầu) sau đó nhập lại làn trái ngoài cùng thì bị CSGT thổi phạt lỗi vượt phải và vượt xe trên cầu.

Lái xe nói rằng luật GTĐB chỉ cấm vượt trên cầu nếu đó là cầu hẹp có một làn xe và anh ta chỉ chuyển sang làn đường bên phải chứ không phải là vượt phải (do không có biển báo 412 quy định làn đường dành riêng cho từng loại xe). Hỏi pháp luật xử lý như thế nào trong trường hợp này?

Không có biển phân làn, có thể coi đây là chuyển làn chứ không vượt phải

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 14 Luật GTĐB, vượt xe được quy định  như sau:

1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Trong trường hợp nêu trên, do không hề có biển báo phân làn đường (biển 412) nên chiếc ôtô con được phép đi cả 2 làn (không phải làn xe thô sơ và xe máy), vì vậy có thể hiểu là người lái xe không thực hiện vượt phải mà tiến hành chuyển sang làn được khác và di chuyển bình thường sau đó nhập lại vào làn cũ (đúng tốc độ cho phép).

Vì vậy, CSGT tiến hành xử phạt người lái xe trong trường hợp này là không thỏa đáng với lỗi vượt phải. Người lái xe cần giải thích với lực lượng CSGT về tình huống này để các bên có sự thấu hiểu, trên tình thần tôn trọng pháp luật giao thông.

Cũng cần thông tin thêm, theo điểm c, khoản 5, điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP, người lái xe có thể bị phạt từ 2.000.000 – 3.000.000VND cho hành vi vi phạm lỗi vượt xe bên phải không đúng luật GTĐB.
 Xem thêm khóa học lái xe ô tô b2

Autocar Vietnam

Tư vấn

0902808001

các chuyên ngành đào tạo

© Thiết kế website ITgreen.vn